“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình” (Gl 5, 14)
Đây là một lời của Tông đồ Phao-lô: nó ngắn gọn, tuyệt diệu, đáng ghi nhớ, làm sáng tỏ.
Lời này dạy chúng ta điều phải làm nền tảng cho cách hành sử Kitô, điều phải luôn luôn gợi hứng cho cách hành sử ấy: đó là lòng yêu thương người bên cạnh.
Vị Tông đồ coi việc thực thi điều răn này là chu toàn lề luật. Đúng vậy, lề luật dạy không được ngoại tình, giết người, trộm cắp, ước muốn... và ta biết là người nào yêu thương thì không làm những điều đó: ai yêu thương thì không giết người, không trộm cắp...
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Tuy nhiên ai yêu thương thì không chỉ tránh điều dữ. Người yêu thương mở rộng đến người khác, muốn điều tốt, làm điều tốt, tự hiến mình: đi đến chỗ hiến mạng sống cho người mình yêu thương.
Vì vậy thánh Phao-lô viết rằng trong lòng yêu thương người bên cạnh ta không chỉ giữ luật, mà có được “sự trọn hảo” của lề luật.
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Nếu tất cả lề luật hệ tại lòng yêu thương người bên cạnh, thì cần phải coi những điều răn khác như những phương thế nhằm soi sáng và hướng dẫn ta để biết tìm được, nơi những tình trạng rối ren của cuộc sống, con đường yêu mến người khác; cần phải biết đọc nơi những điều răn khác ý hướng của Thiên Chúa, ý muốn của Người.
Người muốn chúng ta vâng phục, trong sạch, hi sinh, hiền hòa, nhân từ, nghèo khó... để thực hiện tốt hơn điều răn thương yêu.
Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Ta có thể tự hỏi: tại sao vị Tông đồ bỏ qua không nói đến lòng yêu mến Chúa?
Đó là lòng mến Chúa và yêu người bên cạnh không cạnh tranh với nhau. Điều này, lòng yêu thương người bên cạnh, còn là diễn tả của điều kia, lòng mến Chúa. Thực thế, yêu mến Chúa có nghĩa là làm theo ý Người muốn. Và Người muốn là chúng ta yêu thương người bên cạnh.
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Làm sao đem ra thực hạnh Lời này được?
Điều đó đã rõ ràng: bằng cách yêu thương người bên cạnh; bằng cách yêu thương thực sự.
Điều này có nghĩa là hiến tặng cho người đó, nhưng hiến tặng cách vô vị lợi.
Người nào lợi dụng người bên cạnh cho những mục tiêu của mình, cả những mục tiêu tinh thần như có thể là việc thánh hoá mình, thì không yêu thương. Phải mến yêu người bên cạnh, chứ không yêu thương chính mình.
Tuy nhiên chắc chắn là người nào mến yêu như thế thì nên thánh thực sự; người đó sê nên “toàn thiện như Chúa Cha”, vì đã chu toàn điều tốt nhất có thể làm được: đó là đã nhắm thẳng vào ý Chúa muốn, đã thực hiện ý Người: đã chu toàn trọn vẹn lề luật.
Có thể vào cuối đời chúng ta không chỉ bị khảo sát về lòng mến yêu đó sao?
Đây là một lời của Tông đồ Phao-lô: nó ngắn gọn, tuyệt diệu, đáng ghi nhớ, làm sáng tỏ.
Lời này dạy chúng ta điều phải làm nền tảng cho cách hành sử Kitô, điều phải luôn luôn gợi hứng cho cách hành sử ấy: đó là lòng yêu thương người bên cạnh.
Vị Tông đồ coi việc thực thi điều răn này là chu toàn lề luật. Đúng vậy, lề luật dạy không được ngoại tình, giết người, trộm cắp, ước muốn... và ta biết là người nào yêu thương thì không làm những điều đó: ai yêu thương thì không giết người, không trộm cắp...
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Tuy nhiên ai yêu thương thì không chỉ tránh điều dữ. Người yêu thương mở rộng đến người khác, muốn điều tốt, làm điều tốt, tự hiến mình: đi đến chỗ hiến mạng sống cho người mình yêu thương.
Vì vậy thánh Phao-lô viết rằng trong lòng yêu thương người bên cạnh ta không chỉ giữ luật, mà có được “sự trọn hảo” của lề luật.
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Nếu tất cả lề luật hệ tại lòng yêu thương người bên cạnh, thì cần phải coi những điều răn khác như những phương thế nhằm soi sáng và hướng dẫn ta để biết tìm được, nơi những tình trạng rối ren của cuộc sống, con đường yêu mến người khác; cần phải biết đọc nơi những điều răn khác ý hướng của Thiên Chúa, ý muốn của Người.
Người muốn chúng ta vâng phục, trong sạch, hi sinh, hiền hòa, nhân từ, nghèo khó... để thực hiện tốt hơn điều răn thương yêu.
Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Ta có thể tự hỏi: tại sao vị Tông đồ bỏ qua không nói đến lòng yêu mến Chúa?
Đó là lòng mến Chúa và yêu người bên cạnh không cạnh tranh với nhau. Điều này, lòng yêu thương người bên cạnh, còn là diễn tả của điều kia, lòng mến Chúa. Thực thế, yêu mến Chúa có nghĩa là làm theo ý Người muốn. Và Người muốn là chúng ta yêu thương người bên cạnh.
“Tất cả Lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này: Ngươi phải yêu người bên cạnh như chính mình”
Làm sao đem ra thực hạnh Lời này được?
Điều đó đã rõ ràng: bằng cách yêu thương người bên cạnh; bằng cách yêu thương thực sự.
Điều này có nghĩa là hiến tặng cho người đó, nhưng hiến tặng cách vô vị lợi.
Người nào lợi dụng người bên cạnh cho những mục tiêu của mình, cả những mục tiêu tinh thần như có thể là việc thánh hoá mình, thì không yêu thương. Phải mến yêu người bên cạnh, chứ không yêu thương chính mình.
Tuy nhiên chắc chắn là người nào mến yêu như thế thì nên thánh thực sự; người đó sê nên “toàn thiện như Chúa Cha”, vì đã chu toàn điều tốt nhất có thể làm được: đó là đã nhắm thẳng vào ý Chúa muốn, đã thực hiện ý Người: đã chu toàn trọn vẹn lề luật.
Có thể vào cuối đời chúng ta không chỉ bị khảo sát về lòng mến yêu đó sao?
Chiara Lubich
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét