11 Người tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: "Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng."
13 Đức Giê-su bảo: "Chính anh em hãy cho họ ăn." Các ông đáp: "Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này."
14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một."
15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống.
16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.
17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
Suy Niệm:
Lễ Mình Máu
Thánh Chúa - C
(St 14,18-20; 1Cr
11,23-26; Lc 9,11b-17)
Bàn
Tiệc Hiệp Thông Huynh Đệ
Hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể lễ Mình
Máu Thánh Chúa Giêsu. Các bài đọc Lời Chúa hôm nay dẫn chúng ta đến bàn tiệc hiệp thông huynh đệ. Đó chính
là bàn tiệc Thánh Thể mà Chúa dọn ra và mời gọi chúng ta tham dự vào.
1.
Tại sao lại có lễ Mình Máu Thánh Chúa?
Có lẽ chúng ta sẽ đặt vấn đề: lễ nào mà
chẳng phải là lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu? Tại sao phụng vụ còn phải đặt ra ngày lễ hôm
nay?
Khởi đầu, Hội Thánh vẫn cử hành hy tế tạ
ơn, nhưng không nghĩ tới việc đặt ra một ngày lễ đặc biệt để tôn thờ Chúa Giêsu
ngự trong phép Thánh Thể. Vào cuối thế kỷ XII,
vì có người đặt vấn đề sự hiện diện của Chúa nơi Bí tích Thánh Thể, nên Hội
Thánh mới thấy cần thiết phải xác tín và mời gọi tôn thờ Chúa Giêsu trong bí
tích Thánh Thể.
Như thế, lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu được
đặt ra để xác tín vào việc Chúa ngự thật nơi bí tích Thánh Thể. Niềm tin này
đòi hỏi việc tôn thờ xứng đáng qua việc sốt sắng cử hành thánh lễ, chầu Mình
Thánh Chúa và cung nghinh Mình Thánh Chúa trong những dịp đặc biệt.
2.
Bàn tiệc hiệp thông huynh đệ
Bàn tiệc Thánh Thể mà Chúa chuẩn bị cho
chúng ta hôm nay quả là một bàn tiệc của
tình hiệp thông huynh đệ.
Trong bài đọc I, khi nghe tin ông
Abraham trên đường trở về từ cuộc thắng trận vẻ vang chống lại bốn vua lân cận
(x. St 14,1-16), ông Melkisêđê, vừa là ‘vua công chính’ (x. Dt 7,2) vừa là tư tế
của thành Salem (bình an) (x. Dt 7,2), đã mang lễ vật gồm bánh và rượu tới
dâng để chúc phúc ông Abraham, qua đó cũng là để chúc tụng Thiên Chúa đã thực
hiện những điều lẫy lừng qua ông Abraham. Đó là những dấu chỉ huynh đệ, chuẩn bị
cho tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu thiết lập sau này.
Còn bài đọc II, thánh Phaolô đã thuật lại
cho tín hữu Corintô ‘Bài tường thuật về Bí tích Thánh Thể’, với những cử chỉ
như chúng ta cử hành thánh lễ ngày nay. Qua đó, thánh Phaolô cũng muốn chấn chỉnh
thái độ sống sai lạc, thiếu bác ái gây ra chia rẽ, đang xảy ra trong cộng đoàn
này. Cụ thể là đã có nhiều người khi đến dự lễ bẻ bánh lại lo ‘ăn bữa riêng của mình trước’, do vậy mới
xảy ra tình trạng ‘kẻ thì đói, người lại no
say.’ Nếu sống như thế thì đâu còn tình huynh đệ của tiệc thánh nữa!
Chúng ta biết, lúc ban đầu, khi đi dự ‘lễ
bẻ bánh”, người ta đem những của ăn đến rồi sau đó cùng chung vui với nhau,
không phân biệt giầu sang hay nghèo hèn. Như vậy, tự bản chất, đây là bàn tiệc của tình hiệp thông huynh đệ. Do
vậy, nghi lễ ‘lễ bẻ bánh’ phải là cơ hội để diễn tả tình yêu nhưng không từ
Thiên Chúa và sự hoàn toàn bình đẳng của mọi người.
Câu chuyện phép lạ hoá bánh ra nhiều
trong bài Tin Mừng cũng chính là dấu chỉ của Bí Tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ
thiết lập trong ngày thứ 5 tuần thánh.
‘Năm chiếc bánh và hai con cá’ các môn đệ
có trong tay không thể đáp ứng nổi trước nhu cầu của đám đông, chỉ riêng ‘số
đàn ông’ đã là ‘năm ngàn’ người. Nhưng khi năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ bé ấy
được Chúa Giêsu ‘cầm lấy’ kèm theo những cử chỉ: ‘ngước mắt lên trời, dâng lời
chúc tụng, bẻ ra và phân phát…’ thì ‘tất cả đều ăn no nê’ và còn dư ‘mười hai
thúng miếng vụn.’
Có thể nói, hôm nay Chúa Giêsu đã tổ chức
một bữa tiệc hiệp thông huynh đệ long trọng. Mỗi bàn ăn gồm 50 người. Đó chính
là dấu chỉ của tình huynh đệ nơi bàn tiệc thánh khi mọi người cùng được ăn chung
1 bánh, uống chung 1 chén, được hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau.
3.
Sống tình hiệp thông huynh đệ
Kính thưa cộng đoàn, mỗi lần chúng ta đi
tham dự bàn tiệc thánh là mỗi lần chúng ta cần ý thức về tình hiệp thông huynh
đệ.
Trong Thánh Thể, mọi người hữu kết hợp
nên một thân thể là Hội Thánh. Đó là mối dây hiệp thông sống động liên kết mọi
người nên một. Mối hiệp thông ấy được nuôi dưỡng bằng chính thân mình Đức
Giêsu.
Nơi bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta trở
thành một gia đình của Chúa, và là anh chị em với nhau. Tình hiệp thông ấy
không chỉ dừng lại trên bình diện thiêng liêng mà còn cần biểu lộ cách cụ thể
qua việc chúng ta cứu giúp những người nghèo khổ, bất hạnh để họ được sống xứng
đáng với phẩm giá của mình.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng con tin
thật Chúa ngự trong phép Mình Thánh. Xin cho chúng con biết sốt sắng tham dự
thánh lễ, siêng năng tôn thờ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể để chúng con được hiệp
thông với Chúa và với nhau. Amen.
St 14,18-20
18 Ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem,
mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao.
19 Ông chúc phúc cho ông Áp-ram và nói:
"Xin
Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất,
chúc
phúc cho Áp-ram!
20 Chúc
tụng Thiên Chúa Tối Cao,
Đấng
đã trao vào tay ông những thù địch của ông!"
Rồi ông Áp-ram biếu ông Men-ki-xê-đê một
phần mười tất cả chiến lợi phẩm.
1Cr 11,23-26
23 Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ
nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy
bánh,
24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra
và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em
hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."
25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng
chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi
uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."
26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi
lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét