Lc 3,15-16.21-22
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!
16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,
22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Suy Niệm:
Chúa Nhật Chúa
Giêsu chịu phép rửa-C
(Is 42,1-4.6-7;
Cv 10,34-38; Lc 3,15-16.21-22)
“Con là con của Cha”
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu
phép rửa. Đây là lần Chúa tỏ mình ra cách long trọng vì ngoài lời chứng của Gioan
còn có Thánh Thần và Chúa Cha xác thực rằng: “Con là con của Cha”.
Khát vọng mong chờ Đấng Cứu Thế xuất hiện
thực sự đang cháy bỏng nơi tâm hồn của mỗi người Do thái khi Gioan Tẩy Giả xuất
hiện. Thế nhưng, người ta mong chờ Đấng Cứu Thế xuất hiện không phải để tìm biết
Đấng Cứu Thế là ai? Sứ mạng của Ngài là gì? Nhưng họ mong sao cho Đấng Cứu thế
mau đến để đáp ứng những nhu cầu của chính họ, để xua đuổi ngoại xâm đang xâm
lăng đất nước họ. Đấng Cứu Thế cuối cùng đã tới. Người Tôi Trung của Đức Chúa
mà Isaia tiên báo như trong bài đọc I, mà chúng ta vừa nghe, đã xuất hiện với
những biến cố đi kèm để minh chứng tính xác thực của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy,
giữa dòng người đang lãnh nhận phép rửa của Gioan Tẩy giả, Đức Giêsu cũng đến lãnh
nhận phép rửa như một hành vi muốn ‘nên một’ với mọi người trong mọi sự để cứu
chuộc con người. Ngài hoà mình cùng với những tội nhân. Việc Chúa Giêsu chịu
phép rửa bởi Gioan đánh dấu một khởi đầu cho sứ vụ công khai của Ngài.
Gioan Tẩy Giả hôm nay đóng vai là người
làm phép rửa. Chúng ta cần lưu ý: Gioan làm phép rửa chứ không làm phép rửa
tội. Cũng vậy, Chúa Giêsu đến chịu phép rửa chứ không chịu phép rửa tội
vì Ngài đâu có tội. Phép rửa của Gioan chỉ giúp người ta thành tâm sám hối để
chuẩn bị lãnh nhận một phép rửa mới
nơi Đức Giêsu. Chỉ nơi Đức Giêsu, phép rửa mới có quyền năng tha tội. Lời giảng và hoạt động của Gioan đã khiến ông nổi
tiếng, đến nỗi dân chúng nghĩ rằng ông chính là Đấng Messia. Nhưng Gioan đã
khiêm tốn thanh minh rằng ông không phải là Đấng Messia, và ông giới thiệu cho
họ biết Đấng Messia đích thực sắp đến sau ông và cao trọng hơn ông nhiều.
Rồi, Đức Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa
cho mình. Qua phép rửa này, chính Thiên Chúa
xác nhận: Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa (chim câu, tiếng từ trời: “Con
là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con). Chính Chúa Cha xác nhận Thần Tính
của Chúa Con. Xác nhận này thật quan trọng vì trong thế kỷ IV, Ariô đã truyền
bá một lạc thuyết vô cùng nguy hại. Ông chủ trương rằng: đức Giêsu không phải là
Thiên Chúa mà chỉ là một con người xuất chúng. Và qua Công đồng Nicea I (325),
các nghị phụ tuyên bố như một tín điều cho toàn thể Giáo Hội rằng: “Đức Giêsu là Con
Thiên Chúa… Ngài là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Đó là điều mà chúng
ta tuyên xưng trong kinh tin kính.
Có một điều rất đặc biệt, biến cố Chúa
Giáng Sinh và Chịu Phép Rửa tuy cách nhau rất xa nhưng lại được mừng kính gần
nhau vì biến cố Chúa Chịu Phép Rửa cũng có thể được gọi là một cuộc sinh ra
khi Chúa Cha tuyên phán: “hôm nay Cha đã
sinh ra Con”. Lúc Giáng Sinh, Người được Đức Trinh nữ sinh ra; còn hôm nay
Người được sinh nhờ bí tích. Lúc Giáng Sinh, Người sinh làm người dương thế, được
Đức Maria ấp ủ trong lòng; hôm nay, Người sinh ra trong mầu nhiệm và có Chúa
Cha âu yếm nói với Người: “Đây là Con yêu
dấu của Ta, Ta hài lòng về Người, các con hãy vâng nghe Lời Người”.
Kính thưa cộng đoàn.
Mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay
nhắc nhớ cho chúng ta về bí tích rửa tội chúng ta đã lãnh nhận. Ngày chúng ta
lãnh nhận bí tích Rửa Tội cũng là ngày chúng ta được Thiên Chúa nói “Con
là con của Cha. Ngày hôm nay Cha sinh ra con”. Chúng ta cảm tạ Chúa vì hồng
ân đức tin cao quý ấy. Đức tin ấy phải trở thành một đức tin sống động. Phép Rửa
không phải chỉ là một lễ nghi mà còn là một khởi đầu cho một đời sống mới trong
Đức Kitô, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7) và được thông phần vào
sự sống thần linh của Ngài (x. 2Pr 1,4). Chúng ta phải vui mừng hãnh diện vì mình
được làm con Chúa, làm con Giáo Hội và chúng ta phải sống xứng đáng với ơn gọi
của mình. Thế nhưng, chúng ta phải sống xứng đáng thế nào đây?
Người ta kể rằng: tại bệnh viện, một bé
gái được đưa vào phòng giải phẫu. Bác sĩ nói: “Cháu ạ, trước khi giải phẫu, bác
phải làm cho cháu ngủ đã!” Cô bé dịu dàng đáp: “Ồ, nếu bác làm cho cháu ngủ,
xin để cháu cầu nguyện đã.” Rồi em ngồi dậy sốt sắng cầu nguyện. Cầu nguyện một
lát, cô bé nói với bác sĩ: “Bây giờ cháu đi ngủ được rồi." Vị bác sĩ đã tiến
hành các thủ tục gây mê để giải phẫu cho em bé.
Sau đó, chính vị bác sĩ giải phẫu cũng
âm thầm cầu nguyện lần đầu tiên sau 30 năm khô khan. Ai biết sức mạnh nào nơi
cô bé đã khơi dậy niềm tin nơi người lớn tuổi hơn mình? Quả vậy, hành động của
em bé là một gương sáng sống động, biểu lộ đức tin của mình. Hẳn đó phải là một
thói quen nơi gia đình em bé này là đọc kinh cầu nguyện trước khi đi ngủ. Đó
cũng là cách thức mà mỗi gia đình chúng ta cũng cần thực hiện để nuôi dưỡng đức
tin của mình, của gia đình mình và có thể làm chứng cho người khác. Đọc kinh, cầu
nguyện là một việc làm xem ra có vẻ tầm thường nhưng lại có hiệu quả chúng ta
không ngờ tới.
Kính thưa cộng đoàn, hồng ân đức tin và
ơn cứu độ chúng ta không được giữ cho riêng mình mà cần phải thông chia cho người
khác để họ cũng được cứu độ. Đó là điều mà thánh Phêrô, trong bài đọc II (Cv),
đã phải biện hộ nhằm phản bác ý kiến của những Do Thái khi cho rằng: vì họ là
dân riêng đã ký kết một giao ước với Thiên Chúa, nên ơn cứu độ mà Thiên Chúa hứa
ban chỉ dành riêng cho một mình họ. Thánh Phêrô xác tín rằng: “Thiên Chúa không thiên tư tây vị” ai, và
tiêu chuẩn để được cứu độ không gì khác hơn là “kính sợ Thiên Chúa và thực hành sự công chính.” Như vậy, ai cũng có
quyền được hưởng ơn cứu độ. Chúng ta có bổn phận loan truyền ơn cứu độ của Chúa
bằng gương sáng đời sống của mình để dẫn đưa mọi người đến với Chúa. Một trong
những gương sáng mà em bé trong câu truyện bên trên đã thực hành rất đơn giản
và cụ thể, ai cũng có thể làm được; chỉ có điều chúng ta có dám tuyên xưng đức
tin hay không thôi!
Ước gì nơi cộng đoàn chúng ta, mỗi người
sẽ trở nên một gương sáng khi tuyên xưng đức tin của mình và thực hành đức ái
như Chúa dạy để ơn cứu độ của Chúa được loan truyền mọi nơi, mọi lúc và chúng
ta cũng xứng đáng được gọi là “Con của
Cha” trên Trời. Amen.
Lm. Jos. Anh Tuấn
Is 42,1-4.6-7
1 Đây
là người tôi trung Ta nâng đỡ,
là
người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng,
Ta
cho thần khí Ta ngự trên nó;
nó
sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.
2 Nó
sẽ không kêu to, không nói lớn,
không
để ai nghe tiếng giữa phố phường.
3 Cây
lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy,
tim
đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi.
Nó
sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý.
4 Nó
không yếu hèn, không chịu phục,
cho
đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.
Dân
các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo.
6 Người
phán thế này: "Ta là ĐỨC CHÚA, Ta đã gọi ngươi,
vì
muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta.
Ta
đã nắm tay ngươi,
đã
gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm
ánh sáng chiếu soi muôn nước,
7 để
mở mắt cho những ai mù loà,
đưa
ra khỏi tù những người bị giam giữ,
dẫn
ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm."
Cv 10,34-38
34 Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng nói:
"Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào.
35 Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn
ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.
36 "Người đã gửi đến cho con cái
nhà Ít-ra-en lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của mọi
người.
37 Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra
trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Ga-li-lê, sau phép rửa mà ông Gio-an rao
giảng.
38 Quý vị biết rõ: Đức Giê-su xuất thân
từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong
Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma
quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.
Bài đọc I và II khác nữa:
Is 40,1-5.9-11
1 Thiên
Chúa anh em phán : "Hãy an ủi, an ủi dân Ta :
2 Hãy
ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành :
thời
phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong,
vì
Thành đã bị tay ĐỨC CHÚA giáng phạt gấp hai lần tội phạm."
3 Có
tiếng hô :
"Trong
sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA,
giữa
đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng
cho
Thiên Chúa chúng ta.
4 Mọi
thung lũng sẽ được lấp đầy,
mọi
núi đồi sẽ phải bạt xuống,
nơi
lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng,
chốn
gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu.
5 Bấy
giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện,
và
mọi người phàm sẽ cùng được thấy
rằng
miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán."
9 Hỡi
kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao.
Hỡi
kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem,
hãy
cất tiếng lên cho thật mạnh.
Cất
tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng :
"Kìa
Thiên Chúa các ngươi !"
10 Kìa
ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền.
Bên
cạnh Người, này công lao lập được,
trước
mặt Người, đây sự nghiệp làm nên.
11 Như
mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa,
tập
trung cả đoàn dưới cánh tay.
Lũ
chiên con, Người ấp ủ vào lòng,
bầy
chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.
Tt 2,11-14; 3,4-7
11 Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được
biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 12 Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ
lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo
đức ở thế gian này. 13 Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn
hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ
chúng ta, xuất hiện vinh quang. 14 Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc
chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến
chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
3 4 Nhưng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng
ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. 5
Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì
Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để
chúng ta được tái sinh và đổi mới. 6 Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần
xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta. 7 Như vậy, một
khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, chúng ta được thừa hưởng sự sống
đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét